14/05/2013 | lượt xem: 1 Nâng cao an toàn cho người đi bộ Nhằm mục đích nâng cao nhận thức về hiểm hoạ tai nạn giao thông đường bộ cho toàn xã hội, đặc biệt là tai nạn giao thông có liên quan đến người đi bộ, Ban ATGT tỉnh Hưng Yênđã có nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ ATGT đường bộ lần thứ 2 do Uỷ ban ATGT quốc gia phát động diễn ra từ ngày 6- 12.5 với chủ đề: “Nâng cao an toàn cho người đi bộ”. Từ lâu, tình trạng người đi bộ trên những tuyến quốc lộ 5, quốc lộ 39... tùy tiện băng qua đường không đúng nơi quy định diễn ra khá phổ biến và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông. Theo quan sát của chúng tôi, nhiều con đường mặc dù đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dành cho người đi bộ sang đường như kẻ vạch sơn, lắp biển báo, xây dựng cầu vượt, đèn tín hiệu… nhưng nhiều người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định. Ngay trên quốc lộ 5, tình trạng người đi bộ băngsang đường bằng cách trèo qua dải phân cách, sang đường không đúng nơi quy định xảy ra thường xuyên, trong khi đó tại các cầu vượt dành cho người đi bộ thì lại vắng hoe. Trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh (thành phố Hưng Yên), tình trạng tương tự cũng diễn ra. Không những vậy, trên nhiều tuyến đường tập trung đông dân cư sinh sống ở hai bên đường, xe cộ qua lại đông đúc nhưng nhiều nơi vỉa hè, lề đường bị lấn chiếm khiến người đi bộ không có lối đi, phải đi xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn. Việc sang đường không đúng nơi quy định không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người đi bộ mà còn ảnh hưởng đến người điều khiển phương tiện khác và rất dễ xảy ra tai nạn giao thông khi các phương tiện tránh người đi bộ. Trường hợp vụ tai nạn giao thông gây chết người đi bộ trên quốc lộ 5 vào năm 2011 là một ví dụ. Đây là tuyến đường lưu thông một chiều, phương tiện tham gia giao thông chạy với tốc độ cao, trong khi đó nạn nhân qua đường không đi đúng phần đường quy định lại không chú ý quan sát dẫn đến tai nạn chết người. Chị Nguyễn Thị Lan, một công nhân cho biết: “Do công ty tôi làm ở KCN Phố Nối A còn nhà trọ lại nằm ở khu dân cư bên kia quốc lộ 5, nên hàng ngày tôi và nhiều anh chị em công nhân phải đi bộ qua tuyến đường này. Đây là tuyến đường rất đông xe cộ đi lại, nhất là vào giờ tan tầm nên mặc dù đi đúng phần đường dành cho người đi bộ và quan sát kỹ lưỡng nhưng chúng tôi vẫn rất lo sợ”. Diễu hành hưởng ứng tuần lễ ATGT đường bộ lần thứ 2 Để bảo đảm ATGT cho người đi bộ nói riêng và người tham gia giao thông nói chung, thời gian qua Ban ATGT tỉnh đã triển khai nhiềubiện pháp, trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấphành các quy định về ATGT cho người tham gia giao thông. Năm 2012 vừa qua, BanATGT tỉnh đã phối hợp với Công an tỉnh, Sở GTVT, Ban ATGT các huyện, thành phố,các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ và cácvăn bản liên quan đến công tác bảo đảm trật tự ATGT bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như phát tờ rơi, pano, áp phích, diễu hành lưu động, tuyên truyền trực tiếp tại hiện trường; tổ chức ký cam kết bảo đảm ATGT, không viphạm hành lang ATGT cho người dân ở các tụ điểm phức tạp, khu đông dân cư, tập trung vào những đối tượng là doanh nghiệp, lái xe, học sinh, sinh viên… Những hoạt động này đã góp phần tạo sự chuyển biến nhận thức về ATGT trong đối với mọi tầng lớp nhân dân. Hưởng ứng Tuần lễ ATGT đường bộ lần 2 từ ngày 6- 12.5 năm nay với chủ đề “Nâng cao an toàn cho người đi bộ” do Uỷ ban ATGT quốc gia phát động, Ban ATGT tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, Ban ATGT các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các cụm cổ động, pano, áp phích, băng rôn, tờ rơi, diễu hành… với nội dung về các quy tắc giao thông đối với người đi bộ, các quy tắc nhường đường cho người đi bộ, nguyên nhân và hậu quả tai nạn giao thông đối với người đi bộ, quy định xử phạt đối với người đi bộ. Cùng với công tác tuyên truyền, các hoạt động chỉnh trang hệ thống báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu… cho người đi bộ, giải tỏa vỉa hè, lề đường dành cho người đi bộ cũng được các địa phương triển khai tích cực. Bên cạnh đó, công tác tuần tra, kiểm soát xử lý các đối tượng vi phạm cũng được tăng cường nhằm xử phạt người đi bộ vi phạm và người điều khiển xe cơ giới không chấp hành quy định nhường đường cho người đi bộ. Ông Hoàng Hải Bình, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: Nhận thức được nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn cho người đi bộ thường do các phương tiện giao thông không nhường đường và người đi qua đường tại các vị trí không được phép nên thời gian qua, Ban ATGT tỉnh luôn coi việc tuyên truyền, phổ biến quy tắc giao thông cho người đi bộ là một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo đảm ATGT. Mặc dù Tuần lễ ATGT đường bộ lần 2 với chủ đề “Nâng cao an toàn cho người đi bộ” và các hoạt động cụ thể, thiết thực bảo đảm an toàn cho người đi bộ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng chúng tôi hy vọng hiệu quả của chương trình sẽ còn kéo dài. Vàđể làm được điều này thì rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và toàn thể người dân. Nguồn baohungyen.vn
Kế hoạch tuyên truyền lưu động các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4, 01/5 của Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên
Sở Giao thông vận tải phối hợp Ban ATGT tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật ATGT đường thủy nội địa 2020
Tuyên truyền, ký cam kết an toàn giao thông đường thủy nội địa cho các chủ phương tiện thủy thô sơ tại xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên